Năm cách hay giúp tổng kết nội dung bài giảng
Làm thế nào để tóm tắt nội dung bài giảng sau mỗi tiết học một cách hiệu quả? Sau đây là 5 mẹo nhỏ dành cho bạn!
Có lẽ bạn đã từng có trải nghiệm về những kết thúc lấp lửng, ví dụ như – một bộ phim không có hồi kết, một câu chuyện đang tới hồi gay cấn bỗng dưng bị bỏ dở, hay một món ăn bị mang đi ngay trước khi bạn có thể nếm được mùi vị béo bở của nó. Những tình huống như vậy gây cho chúng ta một cảm giác mơ hồ khó chấp nhấp nhận, cảm thấy như một phần của cuộc sống đang đi trái với tự nhiên và cảm thấy thiếu công bằng khi bao nhiêu kinh nghiệm, công sức chúng ta bỏ ra như đang đổ sông đổ biển. Chính vì vậy phần kết luận hay “củng cố” thật sự rất cần thiết nếu chúng ta muốn thu được những kinh nghiệm trong quá trình sáng tạo. Cũng quan trọng như phần mở đầu ấn tượng của bài giảng, phần kết sẽ giúp đóng lại toàn bộ quá trình từ lúc giới thiệu cho đến những phút cuối cùng của bài giảng thông qua đó tạo điều kiện cho học viên được củng cố và tiêu hóa lượng kiến thức đã học.
Vâng đúng vậy đấy, việc giáo viên đứng lớp ESL ít chăm chút cho phần củng cố bài học của mình có thể sẽ trở thành một hạt sạn không nhỏ ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng bài giảng. Và câu hỏi vẫn còn đây – làm thế nào để bạn có thể tóm tắt nội dung bài học một cách hiệu quả? Sau đây là 5 mẹo hữu dụng bạn có thể tham khảo:
Nhắc lại bài học
Một luật sự biện hộ giỏi đứng trước bồi thẩm đoàn trong phiên xét xử cuối cùng sẽ trình bày giản lược toàn bộ những luận điểm chủ chốt trong suốt vụ kiện. Và cũng như vậy, một giáo viên giỏi sẽ củng cố lại toàn bộ trọng tâm bài học sau mỗi giờ học. Thay vì một bài nói tóm tắt nhàm chán, hãy đặt câu hỏi về các vấn đề trọng tâm và yêu cầu học viên tham gia trả lời nhằm tạo bầu không khí sôi nổi và lôi cuốn hơn. Sau một tiết học đầy cam go, học viên thường sẽ biết trân trọng khoảng thời gian được giáo viên tóm tắt lại toàn bộ lượng kiến thức được đề cập trong bài giảng. Phần củng cố cuối giờ của bạn có thể sẽ ấm áp và thoải mái như một câu chuyện thú vị được kể xung quanh lửa trại sau một ngày dài mỏi mệt.
Học viên so sánh câu trả lời và đánh giá bài làm của nhau
Học viên thường sẽ cảm thấy khá căng thẳng khi phải trình bày bài làm của mình trước toàn thể lớp học. Một cách tuyệt vời để xóa tan nỗi sợ hãi đó chính là hãy để các em tự so sánh kết quả với nhau theo cặp hoặc nhóm nhỏ trước khi đưa ra câu trả lời cho giáo viên. Hoạt động nhóm giúp học viên có thể trao đổi và nói chuyện với nhau đồng thời giúp các bạn thoát ra khỏi vỏ bọc của chính bản thân. Việc thảo luận và chia sẻ trong việc tìm ra câu trả lời sẽ làm giảm tỉ lệ đưa ra đáp án sai trước lớp. Thêm vào đó, thông qua làm việc nhóm, học viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau và có thể tìm ra hướng giải quyết hiệu quả cho bài tập.
Làm việc nhóm giúp học viên học tập hiệu quả hơn
Giáo viên kiểm tra công việc của học viên và đưa lời nhận xét
Việc cơ bản nhất trong quá trình củng cố chính là kiểm tra kết quả bài tập của học viên. Giáo viên có thể kiểm tra một lượt những câu trả lời trong bài tập ngữ pháp hoặc tiến hành đánh giá những mẫu quảng cáo du lịch được các nhóm thiết kế. Hãy tận dụng cơ hội này để nắm bắt những vấn đề cần lưu ý. Và nên nhớ khích lệ, động viên chính là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nhân cách và giáo dục học viên.
Học viên trình bày bài tập trước lớp hoặc “tới thế giới”
Một trong những hoạt động củng cố bài học thú vị hơn dành cho học viên chính là để các bạn có cơ hội trình bày sản phẩm của mình trước lớp hoặc tới đối tượng khan giả lớn hơn. Hãy tưởng tượng các học viên của bạn đang thực hiện dự án thiết kế mẫu quảng cáo du lịch theo từng nhóm nhỏ. Tại sao bạn lại không yêu cầu các nhóm dán bản thiết kế của mình lên bảng và giới thiệu nó với mọi người nhỉ? Hỗ trợ học viên của bạn thông qua các hướng dẫn về kỹ năng thuyết trình như năng lượng, giọng nói và giao tiếp bằng mắt. Bạn phải đảm bảo các thành viên trong nhóm đều có đóng góp như nhau trong bài thuyết trình. Và để nâng lên một tầm cao mới, bạn cũng có thể gợi ý cho học viên của mình đăng sản phẩm nhóm lên các trang mạng du lịch nhằm có cơ hội tiếp xúc với khách du lịch quốc tế.
Việc trình bày trước lớp giúp học viên trở nên tự tin hơn cũng như cũng cố lại kiến thức đã được học
Giáo viên yêu cầu học viên tự đưa đánh giá
Việc yêu cầu học viên tự đưa đánh giá về quá trình học tập và đặc biệt là sau những tiết học căng thẳng gồm nhiều hoạt động đòi hỏi các bạn phải vượt lên bản thân như thuyết trình, đóng kịch, vv… thật sự là một ý tưởng không tồi. Bạn có thể đơn giản tạo cho học viên cơ hội được chia sẻ những cảm xúc suy nghĩ của mình và thông qua đó, chúng sẽ bắt đầu tích lũy dần kinh nghiệm, tạo dựng được sự thân thiết và có cái nhìn sâu sắc hơn về những người xung quanh. Thêm vào đó, những suy nghĩ tiêu cực gây xao nhãng sẽ được giảm thiếu và học viên của bạn có thể rời lớp môt cách vô tư, không lo nghĩ, sẵn sàng cho buổi học kế tiếp tràn đầy những điều thú vị và lôi cuốn!
Tác giả Ali Shenassa, M.A. – Advanced College of Languages and Training Canada